Dừa sáp
Cây dừa sáp
Dừa sáp là loại dừa có cơm dừa vừa xốp, vừa mềm mại lại dẻo như bột đã được nhào sệt, đồng thời lại có màu vàng đục như sáp là đặc sản huyện Cầu Kè (Trà Vinh).
Dừa sáp giá bao nhiêu ?
- Dừa sáp Cầu Kè đặc sản Trà Vinh loại 1 là hàng có chất lượng cao nhất, cơm xốp, dày, tươi, đảm bảo chất lượng tuyệt đối, Shop bao ngon hàng loại 1.
- Dừa sáp cầu kè loại 2 là dừa sáp kém hơn loại một chút xíu, nước hơi nhiều, cơm hơi mỏng, nhưng giá mềm hơn loại 1.
- Dừa sáp thích hợp để ăn, làm quà độc lạ, có giá trị dinh dưỡng cao.
- Giao hàng với số lượng chỉ từ 5 trái.
- Giao hàng online đến khách lẻ và sỉ trên cả nước.
Dừa sáp
Trái dừa sáp
Dừa sáp là gì?
Quả dừa sáp
Quả dừa sáp còn gọi là dừa đặc ruột, dừa kem, dừa nến, makapuno (phillipin) là một loại dừa đặc ruột, cơm dừa dày, mềm dẻo, béo béo và xôm xốp khác với dừa thường, nước dừa đặc lại trong veo như sương sa, nước rất ít và có hương thơm rất đặc trưng. Là đặc sản phổ biến ở Trà Vinh Việt Nam, dừa được trồng nhiều ở giồng Cây Xanh, cách thị trấn Cầu Kè (Trà Vinh) khoảng 4 km.
Trái dừa sáp
Trái dừ sáp có hình thức ngoài trong không khác gì so với dừa thường, nhưng bên trong thì khác hoàn toàn, do hiện tượng đột biết gen, điều kiện đất, khí hậu, thời tiết… đã sản sinh ra loại dừa có cơm giống như sáp, cũng chính vì thế mà dừa có tên là dừa sáp.
Cây dừa sáp
Cây dừa sáp tuy được trồng cách đây rất lâu khoảng nữa thế kỷ. Nhưng từ 10 năm trở lại đây nó mới bắt đầu có sức hút mạnh mẽ tới người tiêu dùng bởi cái tính lạ của nó.
Theo cảm quan về hình thái (rễ, thân, lá, quày, dạng trái và tình trạng vỏ trái) dừa sáp giống như dừa bình thường. Căn cứ hình dạng, màu sắc trái tại Trà Vinh hiện có tới năm giống dừa sáp: dừa sáp tròn, dừa sáp dài, dừa sáp có cạnh, dừa sáp vỏ xanh, dừa sáp vỏ vàng. Thực tế các cây dừa sáp có dạng trái, màu sắc khác nhau cũng cho coơm dừa dày, mỏng khác nhau. Ban đầu các buồng dừa sáp cơ bản giống dừa thường, sau đó trên mỗi buồng thường có 2-3 trái chiếm khoảng 20-25% có ruột đặc, khác biệt với những trái dừa khác.
Các loại trái dừa nói chung thường trải qua vài giai đoạn. Khi dừa còn non, cơm mềm dẻo, nước ngọt. Khi già thì cơm dừa cứng lại, nước nhạt dần và có thể lên men. Riêng dừa sáp thì sau khi trải qua giai đoạn còn non với cơm dừa và nước dừa, sẽ tiếp tục phát triển dày dần phần cơm dừa lên lấp gần đầy khoảng trống của gáo dừa, chỉ để lại một không gian nhỏ chính giữa với chất lỏng sệt, có mùi thơm đặc trưng. Cơm dừa dạng xốp, mềm và dẻo chứ không còn cứng như cơm dừa của các quả dừa khác.
Mỗi buồng dừa sáp thường chỉ cho vài trái sáp, những trái còn lại là dừa thường và giá trị thương mại chỉ ngang với những trái dừa khác. Tuy vậy không phải buồng dừa nào cũng cho trái sáp và thực tế cũng không hiếm trường hợp có buồng vài chục trái mà không có trái sáp nào.
Một số nhà nghiên cứu tại Trung tâm Dừa Đồng Gò (Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu thuộc Bộ Công Thương Việt Nam) giải thích rằng đặc tính dừa sáp là do phấn dừa sáp quyết định. Trái trên cây dừa sáp khi được thụ bằng chính phấn dừa sáp thì mới có khả năng cho cơm dừa sáp. Việc trồng xen canh giữa dừa sáp và dừa thường trong vườn trong đó tỷ lệ dừa thường cao hơn khiến cây dừa sáp khó đậu quả sáp hơn.
Dừa sáp có tác dụng gì
Công dụng của dừa sáp
Công dụng của dừa sáp
Là loại trái cây thiên nhiên không thuốc hoá học không dùng chất bảo quản. Dừa sáp có giá trị dinh dưỡng cao nhiều vitamin và khoáng chất như: canxi, kali, clorua, Vitamin A, E. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giảm huyết áp, giảm lượng đường huyết, giúp cải thiện sức khỏe của xương và răng.Nước dừa sáp còn được xem như là một liệu pháp tự nhiên tại nhà, giúp chăm sóc da và tóc khỏe mạnh, giúp tái tạo da, tóc và ngăn ngừa các bệnh về da, tóc.
Có nhiều chất chống oxy hóa được tìm thấy trong nước dừa sáp có thể giúp ngăn chặn các bệnh ung thư, lão hóa da, nếp nhăn, thị lực kém, và các vấn đề về xương.
Công dụng của dừa sáp trị rất nhiều bệnh
Dừa sáp trị bệnh kiết lị
Dừa sáp thường có ít nước nhưng nước của nó rất tốt. Để chữa bệnh kiết lị, người ta dùng cả nước và sáp của dừa sáp. Tốt nhất là bạn chỉ cần khoét 1 lỗ nhỏ của quả dừa, cho vào đó khoảng 2 thìa đường trắng nhỏ, rồi cho lên bếp đun sôi kỹ, chú ý đun thật nhỏ lửa. Sau đó uống nước, ăn kèm chút sáp. Hoặc nếu không thì bổ hẳn quả dừa ra, rồi lấy nước, sáp, cho vào nồi đun sôi kỹ với đường trắng là được. Mỗi ngày ăn 1 quả chế biến như vậy, bệnh sẽ nhanh khỏi.
Vỏ dừa sáp chữa viêm loét dạ dày, ăn không tiêu và ợ chua
Để chữa bệnh viêm loét dạ dày, ăn không tiêu và ợ chua bạn chỉ cần áp dụng công thức sau. Đem vỏ dừa sáp đốt tồn tính (100g) trộn đều với 50g tiêu sọ, 50g muối hạt, 50g đậu xanh, 50g bột nghệ; uống hết trong 1 ngày, chia làm 3 đến 4 lần là được. Ăn đến khi nào khỏi thì thôi.
Lưu ý, nếu trong quá trình uống mà bị táo bón thì giảm tiêu sọ và bột nghệ đi 1 nửa.
Vỏ quả dừa sáp chữa mẩn ngứa và bệnh nấm ngoài da
Nếu bạn bị mẩn ngứa hoặc bệnh nấm ngoài da, chỉ cần đập vỏ quả dừa sáp thật nhỏ, đem sắc lấy nước, sau đó rửa ngoài vùng mẩn ngứa, nấm. Sát trùng bằng nước vỏ dừa rất tốt, bên cạnh đó, nó còn giúp thanh nhiệt, trừ thấp và giải độc cho vết thương.
Cách chữa này tuy lâu nhưng an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là bà bầu và trẻ nhỏ.
Nước sắc vỏ quả dừa sáp còn có khả năng chữa đau khớp, trúng phong và đau tim. Với những bệnh này, bạn cần duy trì uống 3 lần mỗi ngày – sắc 1 vỏ quả dừa lấy 3 lần nước.
Sát trùng bằng nước vỏ dừa rất tốt.
Sáp dừa sáp chữa bệnh bí đại tiện và bệnh táo bón
Do sáp của quả dừa sáp có tính mát, nhuận tràng nên nếu ăn hàng ngày, mỗi ngày 2 lần, sáng và tối, thì sẽ chữa được bệnh bí đại tiện và bệnh táo bón.
Vỏ dừa sáp chữa bệnh đau gân cốt
Để chữa bệnh đau gân cốt, bạn đem vỏ dừa sáp sắc với 20g vỏ quýt, 20g rễ đào và 20g hương phụ uống hàng ngày, sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm nhanh chóng.
Dầu dừa sáp ngừa hiện tượng lão hóa da
Dầu dừa sáp có khả năng chống lão hóa da hiệu quả, tất cả là nhờ chất chống ô xy hóa có trong dừa sáp.
Dầu dừa sáp chống tăng cholesterol xấu (LDL)
Do trong dầu dừa sáp nguyên nhất có chứa đến 50% axít lauric nên nó rất có lợi cho tim mạch của chúng ta như: bảo vệ tim mạch, phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch.
Dầu dừa sáp giảm cân
Do trong dầu dừa sáp có chứa axít béo chuỗi ngắn nên nếu bạn đang có nhu cầu giảm cân, không cần phải tìm đến những loại thuốc giảm cân đắt tiền lại không rõ nguồn gốc, hãy thêm dầu dừa sáp vào khẩu phần ăn, uống của bạn hàng ngày, bạn sẽ thấy được hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn.
Dầu dừa sáp phòng ngừa HIV
Do trong dầu dừa sáp chứa axít lauric và lipit kháng khuẩn. Khi dầu dừa sáp vào cơ thể, nó sẽ chuyển axít lauric thành monolaurin, monolaurin có khả năng tiêu diệt nấm, khuẩn nên chúng ta có thể phòng ngừa được các bệnh do virut gây nên, bao gồm cả HIV.
Dừa sáp ăn như thế nào
Dừa sáp được dùng để chế biến nhiều loại nước giải khát. Cơm dừa được nạo, cho vào máy xay sinh tố đã chế sẵn sữa, đường, cà phê hoặc ca cao, cùng nước đá bào cho thức giải khát bùi, béo, ngọt. Dừa có độ dầu cao hơn dừa thường, mùi thơm đặc trưng hơn nên có thể trở thành đặc tính quý ứng dụng trong việc sản xuất bánh kẹo và các sản phẩm khác đem lại nguồn lợi kinh tế cao. Ngoài ra, như mọi loại dừa khác dừa sáp có thể sản xuất cơm dừa, thạch dừa (nata de coco), mứt dừa, kem dừa, nhựa thu được từ các cụm bông dừa được lên men để sản xuất rượu vang dừa, cơm dừa sấy khô, mụn xơ dừa, than hoạt tính.
Món này muốn ngon nhất phải nạo ra làm sinh tố. Phải thêm ít đường, ít sữa, ít đá bào vào thì thôi rồi, nó tuyệt ngon. Theo nhiều du khách đã “kinh” qua thì khi hút hết ngụm đầu tiên của món sinh tố dừa sáp này đầu lưỡi tê đi vì vị mát, cuống họng thì ngọt lịm, còn mũi thì như… nức ra bởi mùi thơm ngào ngạt, beo béo. Hôm nay, Okfood.vn sẽ bật mí bí quyết chế biến những món đồ uống ngon tuyệt từ dừa sáp Trà Vinh.
Dưới đây là một số cách chế biến dừa sáp đơn giản dễ làm
Chế biến dừa sáp bằng cách làm Sinh tố dừa sáp
Sinh tố dừa sáp
Đây là một loại sinh tố thơm ngon với mùi thơm nhẹ dịu của dừa, vị ngọt của sữa hòa quyện cùng vị béo và độ dẻo của dừa sáp tạo nên một hương vị rất đặc biệt mà chỉ có dừa sáp mới có thể đem lại.
Tương tự như cách làm món Bơ dằm. Nguyên liệu gồm có: cơm dừa sáp, sữa đặc, đường, nước đá bào (hoặc đá đập nhỏ), có thể thêm một ít đậu phộng.
Cách làm
Đầu tiên, dùng muỗng nạo cơm dừa thành từng miếng nhỏ cho vào tô, thêm ít sữa và đường (tùy theo sở thích của mỗi người), cho đá vào, thêm đậu phộng, dùng muỗng trộn lên và thưởng thức.
Sữa nhiều hay ít tùy thuộc vào bạn thích ăn ngọt hay không, có thể cho thêm đường và ít sữa lại.
Chú ý: Nếu dừa quá dẻo hoặc xay sinh tố khó khăn, bạn có thể ngăm dừa với một ít nước nóng trong vài phút cho mềm ra. Bạn có thể kết hợp thêm cacao, cafe, chocolate hoặc một số phụ liệu khác để tạo nên hương vị mới cho ly sinh tố dừa sáp theo sở thích của bạn.
Đập dừa sáp ra. Lưu ý cẩn thận không nên để nước dừa sáp chảy ra ngoài lãng phí vì nó cực kỳ ngon. Dùng muỗng nạo cái dừa sáp, cho trực tiếp vào máy xay sinh tố. Nếu dừa hơi già và nước hơi gắt dầu thì đó không phải là giấu hiệu bất thường, ta cứ bỏ nước đi, chỉ sử dụng cái dừa thôi; Nếu nước dừa cô đọng lại rất đặc, không thể chảy được, thì trái dừa đó hoàn toàn ngon, không có gì phải lo lắng.
Nếu bạn không muốn dùng chung với đá vì một lý do nào đó thì có thể chế biến không đá và cho vào tủ lạnh, khi nào muốn ăn thì lấy ra ăn, có thể để được cả ngày.
Chế biến dừa sáp bằng cách dằm sữa
Có nhiều cách để thưởng thức món Dừa Sáp, tuy nhiên theo kinh nghiệm của người dân Trà Vinh cũng như là của nhiều người đã từng ăn Dừa Sáp thì món Dừa Sáp Dằm Sữa là đậm đà nhưng dễ làm nhất.
Các bước chuẩn bị cũng tương tự như làm sinh tố dừa sáp, nhưng khi chế biến ta không cho vào máy xay sinh tố mà cho trực tiếp vào ly.
Chế biến dừa sáp bằng cách dằm đá đường
Tương tự như dừa sáp dằm sữa, nhưng chúng ta không cho sữa vào mà thay vào đó là nước dừa bên trong nó. Nước dừa sáp có độ sền sệch cao, thơm và rất béo thế nên có thực khách không muốn cho sữa vào vì không muốn sữa làm ảnh hưởng đến mùi vị đặc trưng của trái dừa sáp. (Cái này còn tùy thuộc vào “cái gu thưởng thức” của từng người. Có người thì cho rằng dùng với sữa thì mới ngon, người thì bảo “chỉ toàn nghe mùi sữa” nên chỉ thích dùng không).
Ở một số nơi bán dừa sáp chế biến sẵn, họ cho thêm nước dừa tươi vào, phần để giảm bớt độ béo cho đỡ ngán, phần vì lợi nhuận. Thế nên các bạn cứ làm thử theo cách của chúng tôi, rồi một vài lần sau đó các bạn có thể chế biến lại theo phong cách và khẩu vị của mình. Chắc chắn đây sẽ là một món quà rất bất ngờ và đầy dinh dưỡng cho chính bạn và người thân!
Chế biến dừa sáp bằng cách ăn tươi
Người ta thường nghĩ, dừa sáp béo ngậy nên rất khó ăn tươi nên phải chế biến thành các loại đồ uống khác nhau. Tuy nhiên, với những người dân trồng dừa sáp chia sẻ kinh nghiệm rằng: Với bất kỳ loại trái cây nào thì ăn tươi vẫn ngon nhất, vì nó mang lại hương vị nguyên vẹn của trái dừa, và dữ được độ tươi ngon, thơm, dẻo, béo ngọt.
Đặc biệt, với những người chưa từng biết đến trái dừa sáp này, dừa sáp tươi sẽ rất tuyệt vời khi lần đầu tiên nếm thử.
Chế biến dừa sáp bằng cách dầm trái cây
Một món ăn lạ nhất để chế biến dừa sáp đó là dừa sáp dầm trái cây.
Cách làm: Ngoài ra, các bạn cũng có thể kết hợp dừa sáp với nhiều loại trái cây khác như: xoài, chuối, dâu tây, kiwi, mãng cầu, mít thái,… tùy theo sở thích của bạn, sắc miếng nhỏ vừa ăn cho vào ly. Thêm chút đường, chút sữa vào. Cho đá bào lên trên. Sau đó lấy cơm dừa sáp bỏ lên trên cùng. Thêm chút siro vị yêu thích, bạn sẽ có ngay món dừa sáp dầm trái cây ngon tuyệt vời, đặc biệt là vào những ngày thời tiết nóng bức.
Hãy tự mình sáng tạo ra những món dừa sáp rồi thưởng thức và tự cảm nhận, sau đó chia sẻ với chúng tôi nhé.
Cách ăn dừa sáp
Nét độc đáo của dừa sáp không chỉ vì cái hương vị sền sệt, béo béo, thơm thơm mà còn vì sự kết hợp của nó với các loại cây trái khác tạo nên một hỗn hợp trái cây ngon khó diễn tả bằng lời. Người ta có thể trộn dừa sáp với kem tạo nên hỗn hợp cocktail mát, lạ miệng bởi vị ngọt của kem, vị béo dẻo của dừa sáp. Song ngon và gây ấn tượng hơn cả là trộn dừa sáp với sầu riêng và sữa tươi. Vị béo bùi sền sệt đặc quánh của cả 2 khi được xay nhuyễn và trộn lẫn vào nhau khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi. Một trái dừa sáp có thể trộn chung với 1 trái sầu riêng lớn. Tùy theo từng khẩu vị mà bạn có thể dùng sữa tươi có đường, không đường tạo độ ngọt, nhạt, đặc, lỏng cho hỗn hợp trên. Đặc sản độc đáo này sẽ càng ngon hơn nếu thưởng thức lạnh. Tuy nhiên, bạn nhớ không nên dùng đá cho thẳng vào hỗn hợp mà nên để hỗn hợp này trong tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi ăn. Lúc này, ngay cả những người không thích vị sầu riêng cũng sẽ phải từ bỏ sự khó chịu với sầu riêng để thưởng thức xem thử “tụi nó” ngon ra làm sao.
Đặc sản Trà Vinh
Dừa sáp bán ở đâu
Dừa sáp Trà Vinh
Dừa sáp là đặc sản của quê hương Trà Vinh, nổi tiếng nhất là tại huyện Cầu Kè. Xuất hiện từ những năm 1960 do một nhà sư người Khmer ở Trà Vinh sang Campuchia tu hành, khi về mang theo giống dừa này trồng tại huyện Cầu Kè và phát triển cho đến ngày nay. Xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, được mệnh danh là “Làng triệu phú dừa sáp”.
Nếu có cơ hội rong ruổi khám phá miền Tây Nam Bộ, không được thưởng thức món dừa sáp đặc biệt này thì quả là một điều đáng tiếc.
Nói về dừa sáp, người dân thường mô tả qua ba từ ngắn gọn “Lạ, ngon và đắt”.
Dừa sáp cầu kè
Một điều rất đặc biệt về vùng đất trồng cây Dừa sáp. Không phải đâu đâu cũng trồng và cho ra được quả Dừa sáp lạ lẫm này. Ở Việt Nam riêng chỉ có tỉnh Trà Vinh là trồng được loại dừa này và nổi tiếng nhất đó là vùng Cầu Kè của tỉnh. Do tính chất kén chọn đất trồng mà Dừa sáp mang lại một vị thế độc tôn về sản phẩm này cho tỉnh Trà Vinh nói chung và huyện Cầu Kè nói riêng.
Dù cũng trổ bông kết trái như bao giống dừa khác nhưng trên cùng một buồng dừa sáp chỉ có vài trái là đúng nghĩa 1 trái Dừa sáp và còn lại là những quả không sáp, những quả không sáp này được dùng để ươm giống mới. Điều này làm cho Dừa sáp đã rất khó trồng mà nay còn là của hiếm trong các loài trái cây.
Do đột biến gene hoặc do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết mới ở vùng đất Cầu Kè đã khiến dừa cho trái sáp đặc biệt, trở thành một đặc sản chỉ riêng Trà Vinh mới có.
Trên cây dừa sáp, chỉ những trái không có sáp mới có khả năng tạo phôi, tạo mộng, mầm, tạo ra cây dừa sáp giống; những trái có sáp không thể để giống. Do thụ phấn chéo, thế hệ cây con khó xác định về tính trạng và chất lượng trái. Việc nhân giống dừa sáp bằng phương pháp cấy mô sẽ cho thế hệ dừa sáp đồng nhất tính trạng và chất lượng đang được ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh và Trung tâm dừa Đồng Gò (Viện nghiên cứu cây có dầu) thực hiện, và hiện đã có những thành công bước đầu.
Từ năm 2007 đến nay, Trung tâm Dừa Đồng Gò cũng đã thực hiện thí nghiệm “Phun phấn trợ lực nhằm gia tăng tỷ lệ trái sáp trên cây dừa sáp” và báo cáo tổng kết trước Hội đồng khoa học trong năm 2010.
Cuối năm 2008 Tiến sĩ Yukata Hirata và Takeshi Nakishima của Trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) đã đến Hợp tác xã dừa sáp Hòa Tân, Trà Vinh khảo sát với một sự quan tâm đặc biệt hương vị sáp dừa, độ dày cơm dừa, trọng lượng và kích thước của trái dừa sáp Cầu Kè. Và giữa năm 2009, Tiến sĩ Võ Mai Phó Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam đã về hợp tác xã này triển khai thực hiện mô hình trồng dừa sáp đúng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho trái an toàn (VietGAP) theo Quyết định số 84 ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Phương thức nhận diện Dừa sáp
Cách nhận biết dừa sáp
Bên trong: Theo quy trình phát triển tự nhiên của trái dừa, khi trái còn non cơm dừa sẽ mềm, dẻo và nước ngọt, đến khi trái già thì phần cơm dày lên, cứng, nước lạt và có ga. Còn ở cây Dừa sáp, nếu chỉ thu hoạch để uống nước thì phần cơm, nước bình thường như bao trái dừa khác, nhưng nếu để qua giai đoạn lấy nước thì cơm Dừa sáp tiếp tục phát triển dày lên gần đầy khoang trống.
Bên ngoài: Nếu quan sắt bằng mắt thường, rất khó để phân biệt giữa dừa thường với Dừa sáp. Dựa vào hình dạng và màu sắc của trái dừa, người ta đã phân Dừa sáp Cầu Kè ra thành năm loại: Dừa sáp tròn, Dừa sáp dài, Dừa sáp có cạnh, Dừa sáp vỏ xanh, Dừa sáp vỏ vàng. Tuy nhiên, còn tùy vào mỗi loại mà phần cơm dừa có độ dày, mỏng khác nhau.
Phân biệt qua âm thanh:
Cách một, lột vỏ dừa – nếu là dừa thường thì khi gõ vào sẽ nghe tiếng “tưng tưng” còn Dừa sáp lại nghe “cọc cọc”.
Cách hai, lắc trái dừa và nghe âm thanh: dừa sáp sẽ cho âm thanh “ục ục” (do nước dừa sệt) còn dừa thường lại nghe “óc óc”.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của thương hiệu Dừa sáp Cầu Kè
Trước khi được lên ngôi như hiện nay, Dừa sáp Cầu Kè đã trải qua 1 giai đoạn chìm ẩn khá lâu. Dừa sáp được trồng khoảng vào những năm 60 của thế kỷ 20 và cho tới những năm đầu của thế kỷ 21 loại dừa này vẫn chỉ được người dân ở Cầu Kè trồng để ăn chơi hay biếu tặng, bởi nó không có giá trị kinh tế cao do bán không có thương lái nào chịu mua. Vì vậy, loài dừa này bị người dân chặt bỏ đi do chiếm diện tích mà không thu được lợi ích kinh tế. Cho đến khi người dân ở Cầu Kè bắt đầu đem Dừa sáp ra bán cho khách đến tham quan nhân dịp Vu Lan như một hình thức tận thu. Với tài chế biến của các quán nước ở đây, cùng với hương vị ngon lạ lùng của Dừa sáp mà nó đã thực sự chinh phục được thực khách và được nhiều vị khách truyền tai nhau, lâu dần trở thành “món ngon phải nếm ” cho bất kì ai khi bước chân đến với vùng đất Cầu Kè – Trà Vinh.
Từ đó, Dừa sáp Cầu Kè đã nhanh chóng trở thành một loại đặc sản, một thương hiệu trái cây nổi tiếng đem đến niềm tự hào cùng với những lợi ích kinh tế mà nó mang lại cho người dân nơi đây. Mặc dù, giá Dừa sáp cao chót vót nhưng nhờ có hương vị ngon tuyệt và độc đáo cộng với “tiếng lành đồn xa” mà khách du lịch khi đặt chân đến Trà Vinh không những muốn thưởng thức mà còn mua về biếu tặng cho người thân, gia đình, bạn bè,…
Từ lúc Dừa sáp có giá đến nay, người dân Cầu Kè vui mừng chuyền tai kháo nhau rằng cây Dừa sáp quê mình đã lên ngôi “Ông hoàng” của trái cây.
Sự hỗ trợ của khoa học
Với sự hấp dẫn từ những lợi ích kinh tế mà Dừa sáp mang lại, vào năm 2006 các nhà khoa học đã nghiên cứu phát triển cây Dừa sáp trên vùng đắt xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè. Sở Khoa học – Công nghệ Trà Vinh đã phối hợp với Trung tâm Thực nghiệm Đồng Gò (Bến Tre) nghiên cứu và thử nghiệm thành công phương pháp thụ phấn trợ lực cho cây Dừa sáp làm tăng tỷ lệ sáp trên buồng dừa. Áp dụng vào thực tế, các kỹ sư đã tiến hành phun phấn đực cho bông cái trên tất cả các cây Dừa sáp đang cho trái trên địa bàn huyện Cầu Kè.
Sở Khoa học – Công nghệ Trà Vinh cũng phối hợp với Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu thành phố Hồ Chí Minh triển khai đề tài “Ứng dụng tiến độ kỹ thuật để xây dựng mô hình chuyên canh Dừa sáp”, hỗ trợ 20 nông dân trồng hơn 950 cây Dừa sáp trên diện tích 6ha đầu giống. Các hộ tham gia đã được cung cấp cây giống và chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Dừa sáp.
Với việc nhân giống Dừa sáp bằng phương pháp cấy mô, đã cho ra một thế hệ Dừa sáp đồng nhất tính trạng và chất lượng đáp ứng nhu cầu trồng Dừa sáp của nông dân. Các nhà khoa học cũng hy vọng việc triển khai các dự án sẽ giúp nâng tỷ lệ trái sáp, mở ra triển vọng mới cho nhà vườn và huyện Cầu Kè phát huy lợi thế đặc sản, kết hợp với khai thác tiềm năng du lịch miệt vườn ở vùng ven sông Hậu.
Trong tương lai, huyện Cầu Kè sẽ trồng đại trà Dừa sáp trên mảnh đất Hòa Ân, tạo thành vùng chuyên canh cây công nghiệp có dầu và là điểm tham quan du lịch sinh thái hấp dẫn. Với việc Dừa sáp có trái quanh năm, đời sống của người trồng Dừa sẽ dần được ổn định.
Lập vùng triệu phú Dừa sáp
Năm 2008, tỉnh Trà Vinh đã chỉ đạo huyện Cầu Kè xây dựng dự án trồng chuyên canh 50ha Dừa sáp (tương đương trồng 9.000 cây Dừa) tại xã Hòa Tân. 78 hộ nông dân, hầu hết là người dân tộc Khmer ở ấp Chông Nô 1, Chông Nô 2, Chông Nô 3 được dự án hỗ trợ 60% tiền cây giống cho nông dân và hướng dẫn khoa học kỹ thuật trồng Dừa. Nhờ đó đến nay toàn huyện Cầu Kè đã có hơn 22.000 cây Dừa sáp, trong đó xã Hòa Tân có gần 17.000 cây, khoảng 40% đã cho trái.
Anh Thạch Em ở ấp Chông Nô 1, xã Hòa Tân phấn khởi cho biết hơn 40 năm làm nghề nông, lần đầu tiên trong đời anh mới biết trồng cây dừa theo khoa học (VietGap), từ cách trồng, bón phân, chăm sóc… đều ghi chép lại vào sổ sách để rút kinh nghiệm, hướng đến sản xuất an toàn, chất lượng. Nhờ tham gia mô hình này mà giờ đây anh có vườn dừa sáp tươi tốt trồng xen chanh không hạt đang thu hoạch, bán dư tiền đầu tư cho vườn dừa.
Nhiều gia đình nông dân vốn đất vườn chỉ có 1.000 – 2.000m², nay nhờ trồng được vài chục gốc Dừa cho trái sáp đã dần thoát được cảnh nghèo. Cây Dừa sáp quả là một phép màu, biến điều không thể thành có thể. Trong tương lai không xa, bà con nông dân trồng Dừa sáp huyện Cầu Kè đều có khả năng thành triệu phú, một kỳ tích và cũng là điều lâu nay chưa ai dám nghĩ đến ở cái vùng đất phèn nhiễm mặn này…
Dừa sáp Bến Tre
Dừa sáp Bến Tre
Dừa sáp Bến Tre được một số bà con đầu tư trồng trong thời gian gần đây, nhưng so về chất lượng có lẽ dừa sáp Cầu Kè Trà Vinh vẫn có chất lượng cao hơn, không những vì do bề dày kinh nghiệm mà cũng do điều kiện thổ nhưỡng khí hậu cấu thành.
Giá dừa sáp
Một điều khác lạ nữa là không phải quả của cây dừa sáp nào cũng đặc ruột, một buồng dừa sáp trên mười trái thì chỉ có khoảng 2-3 trái dừa sáp là “sai’ quả rồi. Mặc dù được trồng khá rộng rãi nhưng vì cả cây dừa mới có vài trái lên sáp dày nên trái dừa sáp thành ra rất độc đáo và quý hiếm. Không phải chỗ nào cũng có thể mua được. Do vậy, giá của trái dừa sáp này cũng tương đối đắt, rơi vào khoảng 200 000 VNĐ đến 300 000 VNĐ/trái.
Có thể nói tất cả các bộ phận của dừa sáp đều rất tốt với cơ thể chúng ta nếu được dùng đúng cách. Tuy nhiên, có một lưu ý như này, vì dừa sáp là một trong những giống dừa.
ngon nhất, hiện nay rất hiếm trên thị trường nên nhiều khi bạn phải mua với giá rất đắt, có lúc còn không phải dừa sáp. Vì thế, bạn nên mua, đặt mua dừa sáp ở những cửa hàng bán hoa quả sạch uy tín để đảm bảo mua được những quả dừa sáp ngon, bổ dưỡng cho gia đình.
Từ mức giá ngang dừa thường, trong khoảng từ năm 2000 trở lại đây giá dừa sáp bỗng tăng cao và trở thành loại dừa có giá đắt nhất Việt Nam(chủ yếu do sản lượng cung cấp thấp). Trà Vinh, tỉnh duy nhất trồng dừa sáp chỉ có thể cung cấp khoảng 10 ngàn trái/năm, chưa đáp ứng nhu cầu của du khách mua dùng thử.
Liên hệ lấy dừa sáp:
Website: www.okfood.vn
Hotline:0938 451 796 (facebook, zalo)
Facbook: [email protected]
Trân trọng !