Dâu tằm Dala
Hình ảnh sản phẩm
[wpcc-iframe allowfullscreen=”” frameborder=”0″ height=”315″ src=”https://web.archive.org/web/20230320134423if_/https://www.youtube.com/embed/IWl4YagSOmU” width=”560″]
Chuyên cung cấp dâu tằm tươi, phục vụ nhu cầu làm rượu dâu tằm, nước cốt dâu tằm, làm bánh, làm đẹp, làm thuốc… giao hàng online tại TPHCM và các tỉnh lân cận.
BÁN DÂU TẰM TƯƠI GIAO TẬN NƠI TỪ 1 HỘP 3KG TRỞ LÊN !
Nguồn hàng: Dâu tằm Đà Lạt, Miền Tây
Cung cấp quanh năm.
MÔ TẢ CHUNG
Dâu tằm
Mô tả:
-
Cây gỗ, cao từ 2-3 m. Lá mọc so le, hình bầu dục, nguyên hoặc chia 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hoặc hơi tù. Phía cuống hơi tròn hoặc hơi bằng, có răng cưa to. Từ cuống lá tỏa ra 3 gân rõ rệt.
-
Hoa đực mọc thành bông, có lá đài, 4 nhị (có khi 3). Hoa cái cüng mọc thành bông hay thành khối hình cầu, có 4 lá đài.
-
Quả mọc trong các lá đài, màu đỏ, sau đen sẫm, ăn được, còn dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu để uống, mùi thơm, vị chua ngọt. Dâu tằm có rất nhiều công dụng giúp ích cho con người từ các bộ phận rể, thân, lá.
Cây dâu tằm
Cây dâu tằm phát triển rất nhanh khi còn nhỏ, nhưng trở nên phát triển chậm và cao chỉ 10–15 m đổ lại. Lá dâu tằm có cấu trúc đơn giản, mọc xen kẽ, thường phân nhánh đặc biệt nhiều hơn ở những cây non so với cây trưởng thành, và có răng cưa trên mép lá.
Cách trồng Dâu tằm: Trồng cây Dâu bằng cành vào đầu mùa xuân.
Mùa vụ: Cây dâu tằm ưa ẩm và sáng, thường được trồng trên diện tích lớn ở bãi sông, đất bằng, cao nguyên. Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 5-7, thu hoạch vào cuối mùa thu. Một năm một cây dâu cho trái khoảng 3 vụ, mỗi vụ cho khoảng gần 20kg trái. Còn ra trái lai rai thì có quanh năm nhưng hiện nay dâu ra trái cung không đủ cầu, để ép cây dâu ra nhiều trái thì có thể tuốt bớt lá.
Quả dâu tằm
Quả dâu tằm là một vị thuốc nam bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe đặc biệt là sinh lý nam giới.
Theo Trung dược học bản thảo : Trái Dâu tằm có công dụng bổ thận, dưỡng huyết, khu phong, sáng mắt, tăng lực, chữa táo bón kinh niên; theo Bản thảo cương mục Lý Thời Trân: Trái Dâu giải được độc của rượu, lợi cho cả khí, cả thuỷ trong cơ thể.
Theo Viện Dược liệu Bộ Y tế: Trongquả Dâu: Nước 84,71%; Đường 9,19%; Axit 80%; Protit 0,36%; Tanin; Vitamin C; Caroten. Trong đường có glucoza, fructoza. Trong axit có axit malic, axit sucinic. Một số tài liệu Trung Quốc cho biết: Cứ 100g quả Dâu có 1,6g anbumin, 0,4 chất béo, 9,6g chất đường, 20mg caroten, 30mg canxi, 33mg phốtpho, 0,3mg sắt.
Thu hoạch dâu chín phải nhẹ tay, không để dập nát, gây lên men, không chất đống, thiếu không khí, dễ gây giảm chất lượng của các chế phẩm. Chế biến quả Dâu bằng nhiều cách, từ đơn giản đến phức tạp: nước ép Dâu, Cao Dâu, Dâu ủ men, Dâu hấp, mứt Dâu, bột Dâu, Dâu xào thịt… Trong các chế phẩm đó, có khi chỉ dùng trái Dâu, có khi phối hợp thêm nhiều thức ăn hay các vị thuốc Đông y khác để phục vụ cho mục đích điều trị khác nhau.
Thành phần hoá học trong các bộ phận của dâu tằm:
-
Vỏ rễ: Chứa acid hữu cơ, tanin, pectin, flavonoid.
-
Lá: Chứa chlorophyl, flavonoid, coumarin, acid amin, tanin.
-
Cành: Chứa cellulose, tanin, flavonoid.
-
Quả: Chứa anthocyan (sắc tố màu đỏ của quả chín), đường (glucose, fructose), vitamin B1, C, tanin, protit và acid hữu cơ. Công năng: Lá Dâu (Tang diệp) có tác dụng tán phong, thanh nhiệt, lương huyết, sáng mắt. Người ta nhận thấy lá Dâu có tác dụng trị liệu đái đường lại ức chế trực khuẩn thương hàn, tụ cầu khuẩn.
Phân bố
Cây được trồng khắp nơi trong nước ta lấy lá nuôi tằm, làm thuốc. Ở miền Bắc, dâu được trồng nhiều ở ngoài bãi sông: sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình. Ở miền Nam, dâu được trồng nhiều ở tỉnh Lâm Đồng, ngày nay dâu tằm Đà Lạt khá nổi tiếng. Trong nhà dân, bà con thường trồng một vài cây dâu vừa hàng rào vừa làm thuốc nam. Một số người cho rằng cây dâu có tác dụng kị tà.
Dâu tằm có tác dụng gì?
Rượu dâu tằm
Rượu dâu tằm uống tốt cho sức khỏe, thích hợp với nữ bởi vị ngọt thơm thanh, nồng độ thấp, còn đối với các quý ông thì đó như là một bí quyết để bổ huyết tráng dương !
Cách ngâm rượu dâu tằm
Nguyên liệu: Trái dâu tằm, đường cát trắng và rượu trắng.
Bước 1: Rửa dâu sạch bằng nước, loại bỏ cuống và lá nhé bạn. Dâu không bị phun thuốc như những loại trái cây khác, chính vì thế mình chỉ cần rửa qua nước 2, 3 lần là đủ. Khi rửa thì mình nhẹ tay chút xíu để trái dâu không bị dập.
Bước 2: Sau khi rửa xong chúng ta để dâu vào rổ, chần sơ qua nước nóng khoảng 80 độ C. Điều này giúp cho rượu dâu tằm không bị nổi váng.
Bước 3: Tiếp theo ta xếp 1 lớp dâu, 1 lớp đường, vào trong một hũ thủy tinh, tỷ lệ khoảng 2 ký dâu và 1,3 ký đường, tỷ lệ này có thể thay đổi, càng nhiều đường thì sẽ càng mau lên men rượu. Và nhớ là lớp trên cùng là 1 lớp đường!. Sau đó chúng ta bịt kín hũ thủy tinh lại, không để không khí lọt vào.
Bước 4: Khoảng 1 tuần sau, chắt nước ra, nước dâu tằm này pha với đá uống rất ngon, lúc này chưa lên men rượu, mình có thể cho trẻ con uống, vừa ngon mà lại tăng cường sức đề kháng cho bé.
Phần bã dâu sau khi chắt lấy nước, các bạn đổ rượu trắng vào, kinh nghiệm của mình là phải đổ rượu ngập hết phần dâu, đậy kín nắp lại, khoảng 1 tháng sau, chúng ta đã có 1 hũ rượu dâu tằm vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng.
Nước dâu tằm
Nước cốt dâu tằm có tác dụng gì?
Nước dâu tằm có tác dụng bổ thận, dưỡng huyết, khu phong. Sáng mắt, tăng lực, chữa táo bón kinh niên. Giải được độc của rượu, lợi cho khí và thùy trong cơ thể. Người hay đổ nhiều mồ hôi, trẻ con mồ hôi trộm. Chữa váng đầu, mất ngủ, ù tai, tiêu khát, bệnh tràng nhạc, viêm khớp dạng thấp… Phụ nữ bế kinh.
Chính vì những tác dụng trên đây, nước dâu tằm ngâm là một trong những loại nước có thể giúp bạn giải khát mùa hè nhưng đồng thời cũng giúp bạn bổ sung thêm được nhiều dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể.
Cách ngâm dâu tằm
Nguyên liệu: 3kg dâu tằm chín,1.5kg đường
Bước 1: Cho dâu tằm vào chậu nước sạch, rửa nhẹ nhàng để dâu tằm ra hết bụi bẩn. Không nên rửa mạnh tay vì dâu chín rất dễ nát. Nếu sợ màu tím của dâu phai ra tay khó rửa bạn có thể dùng gang tay nấu ăn khi rửa dâu. Rửa khoảng 2 nước. Vớt dâu ra, để ráo.
Bước 2: Đun sôi một nồi nước lớn, thêm một xíu muối, khuấy đều để muối tan. Khi nước sôi, tắt bếp, để cho nước nguội bớt rồi cho dâu vào chần trong 3 phút. Sau đó bớt dâu ra để cho ráo nước. Cách làm này sẽ giúp cho dâu không bị màng khi ngâm.
Bước 3: Cho một lớp dâu vào trong khay chứa lớn. Cứ rải một lớp dâu lại đến một lớp đường cho đến khi hết. Đậy kín đường lại.
Cứ để dâu như vậy từ 2-3 ngày là đường tan hết. Lúc này chỉ việc lấy nước dâu ra pha nước uống. Tuy nhiên, nước dâu rất dễ lên men, sau khi ngâm 2-3 ngày thì cho dâu vào các bình thủy tinh, cất trữ trong tủ lạnh nhé. Uống trong khoảng 2 tuần.
Dâu tằm làm trắng da
Lá dâu tằm có tác dụng gì?
Cây được trồng khắp nơi trong nước ta lấy lá nuôi tằm, làm thuốc. Lá cây dâu (Đông y gọi là Tang diệp), còn có tác dụng:
+ Chữa chảy máu cam : Lấy lá dâu non, vò nhẹ và vo thành cái nút, nhét vào lỗ mũi chảy máu, máu cam sẽ ngưng chảy rất nhanh.
+ Chữa nôn ra máu: Lấy 12-16g lá dâu và 7-9 ngọn cỏ nhọ nồi (cỏ mực) sao vàng hạ thổ, đổ 400/ml nước sắc còn 200/ml chia 2 lần uống trong ngày.
+ Chữa trẻ em đổ mồ hôi trộm: Dùng 7-9 lá dâu non, 8gam hạt sen, 6gam Hoàng kì; nấu nước, pha thêm chút đường kính, cho bé uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1/3 li cà phê nhỏ.
+ Dùng lá dâu nấu với bồ kết để gội đầu, vừa sạch gàu vừa đỡ rụng tóc.
Tắm trắng bằng lá dâu tằm
-
Công thức tắm trắng da bằng lá dâu như sau: chọn lá dâu bánh tẻ, lượng vừa phải (khoảng 200g), rửa sạch; đun sôi, đợi đến khi nước tắm nguội thì cho vào bồn tắm và ngâm mình; thư giãn khoảng 20 phút thì tắm sạch lại bằng nước mát nhé.
-
Đối với làn da khô, để vừa làm trắng da và dưỡng ẩm tối đa cho da bạn có thể thực hiện như sau: sử dụng lượng lá dâu trên, đem xay nát, chắt lấy nước rồi cho thêm một ít mật ong; thoa đều lên toàn cơ thể; massage nhẹ nhàng; sau 20 phút thì tắm lại bằng nước ấm và bôi kem dưỡng da.
Bài thuốc từ cây dâu tằm
-
Quả Dâu có tác dụng dưỡng huyết, bổ gan thận, trừ phong. Chữa bệnh tiểu đường, lao hạch, mắt mờ, ù tai, thiếu máu, nước quả Dâu cô thành cao, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g. Liều dùng từ 12 – 20g.
-
Lá chữa cảm mạo, ho, họng đau, nhức đầu, mắt đỏ, chảy nước mắt, phát ban, huyết áp cao, mồ hôi trộm. Ngày dùng 4 – 12g, dạng thuốc sắc.
-
Cành Dâu non đã phơi hay sấy khô có tác dụng trừ phong, lợi các khớp, thông kinh lạc, tiêu viêm, hạ nhiệt, giảm đau. Chữa tê thấp, chân tay co quắp, ngày dùng 20 – 40g, dạng thuốc sắc.
-
Vỏ rễ Dâu đã cạo sạch lớp vỏ ngoài, phơi hay sấy khô, có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi thuỷ, chỉ khái, hạ suyễn, tiêu sưng. Chữa ho, ho ra máu, phù thüng, đi tiểu ít, ngày dùng 4 – 12g, dạng thuốc sắc.
-
Tầm gửi cây Dâu có tác dụng mạnh gân cốt, lợi huyết mạch, hạ hồng cầu, an thai, xuống sữa, lợi tiểu. Trị các chứng phong thấp, tê bại, đau lưng, mỏi gối, trị động thai, đau bụng, ngày dùng 12-20g.
-
Tổ bọ ngựa cây Dâu (Tang phiêu tiêu) có tác dụng ích thận, cố tinh, lợi tiểu. Chữa hư lao, đổ mồ hôi trộm, di tinh, bạch đới, đái đục, đi đái không nín được (tẩm rượu sao, uống ngày 8g với nước chín). Trẻ em nổi mụn có mủ (đốt tồn tính, tán bột, hoà với dầu để bôi).
13 bài thuốc chữa bệnh thường dùng từ cây dâu tằm
1. Ra mồ hôi trộm ở trẻ em, ra mồ hôi ở bàn tay người lớn: Lá Dâu non nấu canh với tôm, tép hoặc dùng lá dâu bánh tẻ 12g, Cúc hoa, Liên kiều, Hạnh nhân đều 12g, Bạc hà, Cam thảo đều 4g, Cát cánh 8g, Lô căn 20g, sắc uống.
2. Dự phòng cảm cúm: Lá Dâu 12g, Cúc hoa 12g, Thảo quyết minh 8g sắc uống.
3. Mắt đau, viêm màng kết mạc cấp tính: Lá Dâu nấu nước xông vào mắt; lá Dâu bánh tẻ, rửa sạch, giã nát đắp, có thể làm tan huyết khi đau mắt đỏ sung huyết.
4. Huyết áp cao: Lá Dâu và hạt Ích mẫu nấu nước ngâm chân buổi tối 30-40 phút trước khi đi ngủ.
5. Viêm khớp sưng phù, chân tay tê bại, cước khí, đầu ngón tay đau nhức, ngứa đỏ về mùa đông đợt lạnh nhiều: Cành Dâu, Kê huyết đằng, Uy linh tiên, mỗi vị 12g, sắc nước uống.
6. Ho, hen suyễn: Vỏ rễ 20-40g sắc uống. Có thể thêm Địa cốt bì và Cam thảo.
7. Khó tiêu, chân tay phù nề: Vỏ rễ Dâu sắc uống hoặc phối hợp với vỏ Gừng, vỏ Quít, vỏ quả Cam, Phục linh sắc uống.
8. Chữa thiếu máu, da xanh người gầy khô héo, mất ngủ, đầu choáng, chóng mặt; dùng quả Dâu chế xirô hay ngâm rượu hoặc dùng quả Dâu thêm Câu Kỷ tử, Hà thủ ô đỏ, nhân hạt táo, mỗi vị 10g, sắc uống.
9. Trừ phong thấp, mạnh gân cốt, can thận yếu dẫn tới đau lưng mỏi gối: Tầm gửi cây Dâu, phối hợp với Cẩu tích, Ngưu tất, sắc nước uống.
10. Bổ huyết, an thai khi bị động thai ra máu: Tầm gửi thêm rễ Gai, Tục đoạn sắc nước uống. 11. Di mộng tinh, hoạt tinh: 10 tổ Bọ ngựa sao cháy nghiền bột, thêm đường, uống trước khi đi ngủ, uống 3 ngày. Có thể thêm Long cốt, nghiền bột mịn, ngày 2 lần, trong 3 ngày.
11. Đái dắt, đái nhạt: Tổ Bọ ngựa Dâu cùng với quả Kim anh, nướng cháy, tán mịn, uống với rượu lúc đói.
12. Thuốc bổ: Sâu Dâu thêm nước cơm hấp chín, ăn tất cả. Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh.
Bán dâu tằm
Okfood chuyên cung cấp dâu tằm tươi quanh năm, giao hàng chỉ từ 1 hộp 3kg, Giao hàng sỉ và lẻ khắp cả nước, freeship Hồ Chí Minh. Các chị em có thể mua dâu tằm về ngâm rượu cho mình và ông xã thưởng thức dần, ngoài ra làm nước dâu tằm ngâm đường cho trẻ uống cũng rất tốt, ngoài ra Shop còn cung cấp dâu tằm cho các tiệm làm bánh, nước giải khát…
Giá dâu tằm
Khách hàng sỉ mua thường xuyên, số lượng lớn sẽ có mức chiếc khấu, ưu đãi hấp dẫn.
Vì tính chất dâu tằm dễ chảy nước trong môi trường nóng, dễ dập, nên khi chuyển dâu tằm đi xa các tỉnh, shop sẽ chuyển dâu loại còn sống xanh, đến nơi khách nhận cũng là lúc dâu tằm vừa chín, dâu tằm đã chín vận chuyển đi xa khó tránh khỏi bị dập.