Hật đậu xanh
Sản phẩm: hạt đậu xanh nguyên hạt
Đỗ xanh còn có tên khác như đỗ tằm, đỗ nhỏ. Vì chất dinh dưỡng của nó rất phong phú, phạm vi sử dụng rất rộng rãi, đã được nhà y học vĩ đại thời nhà Minh ở Trung Quốc Lý Thời Trân chọn là loại thực phẩm, loại lương thực “tế thế”.
Trong hạt đỗ xanh có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quý giá cần thiết cho cơ thể người như hợp chất đường, protein, nhiều loại vitamin và nhiều loại muối vô cơ.
Theo xác định của các nhà khoa học thì trong 100 gam đỗ xanh có 23,8 gam protein; 0,5 gam chất béo; 58,8 gam hợp chất đường; 80 gam canxi; 360 mg phốtpho; 6,8 mg sắt; 0,22 mg carotin; 0,53 mg vitamin B1; 0,12 mg vitamin B2; 1,8 gam vitamin PP; hàm lượng lysine trong protein ở đỗ xanh khá cao, nó có thành phần acid gốc thiamin rất thấp.
Hợp chất đường của nó chủ yếu là tinh bột, có thể dùng làm nguyên liệu chủ yếu trong công nghiệp thực phẩm, đặc biệt dùng để làm miến rất tốt, cũng có thể dùng đỗ xanh để nấu cháo, nấu xôi, nấu chè kho, làm nhân bánh chưng, bánh tét, nấu với các loại thịt cá như một loại quả củ rau khác; cũng có thể ngâm giá đỗ để ăn trong gia đình rất tiện lợi và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phảm. So với bất cứ một loại đỗ đậu nào, thì người ta vẫn ưa chuộng loại đỗ xanh này nhất, ăn ngon nhất.
Y học cổ truyền cho rằng đỗ xanh vị ngọt, tính hàn, có công dụng giải nhiệt, tiêu độc, giải cảm, lợi tiểu. Từ cổ xưa đến nay đỗ xanh đã được các đại danh y và danh y sử dụng làm các vị thuốc quý và rất được coi trọng.
Nó thường được dùng để chữa cảm nắng, giải khát, chữa ngộ độc thức ăn, ngộ độc thảo dược; cũng có thể dùng để chữa bệnh cao huyết áp.
Dùng nước đỗ xanh uống thay nước trà có thể phòng chữa được bệnh sưng đau họng, bệnh đại tiện táo bón. Vỏ quả đỗ xanh, vỏ hạt đỗ xanh có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc mạnh hơn hạt của nó.
Ăn đỗ xanh có lợi lớn đối với những người có các bệnh về mắt, nó có tác dụng hạn chế kéo màng mắt. Trong các sách y dược học có giá trị của Trung y đều có ghi chép về đỗ xanh như: “bổ nguyên khí, điều hòa ngũ tạng, làm thông hành 12 kinh mạch, trừ được phong tà ở phần nông, nhuận da thịt, trừ tiêu khát, chống sưng tấy, giải được các tà độc”; “nấu lên ăn sẽ có tác dụng như làm sạch mật, dinh dưỡng dạ dày, giải nhiệt, trừ khát, nhuận da thịt, tiêu thủy thũng, lợi tiểu, cầm tả ly”.
Đỗ xanh còn có tác dụng chống viêm, những người bị nhiễm trùng da ăn đỗ xanh, có tác dụng làm đẹp và chữa lành nhiễm trùng da.
Những người có chứng nhiệt, thể chất thuộc nhiệt, thường xuyên ăn đỗ xanh, tác dụng làm cho cơ bắp tăng trưởng, săn kết, rắn chắc, da dẻ mịn màng sáng sủa rõ rệt.
Những người bị trứng cá hoặc trên mặt bị nhiễm trùng, ảnh hưởng lớn đến sắc đẹp thể hiện trên nét mặt, có thể lấy lượng bột đỗ xanh vừa phải, dùng nước nóng khuấy trộn thành dạng hồ, buổi tối trước khi đi ngủ rửa sạch mặt, đắp lên mặt hồ đỗ xanh này, sáng hôm sau ngủ dậy rửa sạch mặt bằng nước đun sôi để ấm đồng thời nấu đỗ xanh ăn. Chỉ có những người tì vị hư hàn thì không được dùng đỗ xanh làm thức ăn.
Một số bài thuốc
1) Gây nôn khi bị trúng độc thức ăn: khi bị trúng độc thức ăn, lấy nước ngâm nở hạt đỗ, xong nghiền thành bột, pha nước nguội đổ vào cho người bệnh uống.
Khi ăn nhầm phải các thức ăn có chất độc có thể dùng bột đỗ xanh hòa với nước mát cho người bệnh uống 1 cốc, làm cho người bệnh miệng nôn trôn tháo ra chất độc, đồng thời dùng 100 gam đỗ xanh, 100 gam cam thảo sống cho ít nước vào xoong đun lên lấy nước uống, ngày 2 lần, có thể giải trừ được trúng độc thức ăn.
2) Chữa bí tiểu tiện: khi bí tiểu tiện có thể ăn canh đỗ xanh. Nếu đau rát bỏng ở đường niệu, có thể dùng 500 gam đỗ xanh giã lấy nước, cho thêm đường vào uống.
3) Chữa bệnh dị ứng sơn sống (lở sơn)
– Đỗ xanh sống 100 gam, rửa sạch, ngâm nước sạch trong 12 giờ, lấy ra giã nát thành dạng hồ, cho thêm 30 gam nhân đông đằng (vị thuốc Đông y) đã nghiền nát, trộn đều, đắp vào chỗ bị lở sơn, ngày 1 – 2 lần.
– Lấy 100 gam đỗ xanh sống, 50 gam hạt bo bo sống, 7 quả táo tầu rửa sạch, cho thêm chút nước vào ninh nhừ, cho 50 gam đường trắng vào, uống liền một lúc hết. Ngày uống 1 thang, uống lên tục trong 4 – 5 ngày là khỏi bệnh.
4) Chữa bệnh cảm nhiễm đường niệu: ép giã đỗ xanh lấy nước để uống sẽ thấy tác dụng ngay.
5) Chữa trúng độc hơi than: khi buồn nôn và nôn mửa do trúng độc hơi than, có thể nấu canh đỗ xanh lên ăn, hoặc có thể lấy 30 gam bột đỗ xanh hòa vào với nước sôi uống cũng có tác dụng hỗ trợ trong giải độc hơi than.
6) Chữa trúng nóng, sốt
– Dùng lượng đỗ xanh vừa phải nấu canh, cho thêm chút đường đỏ để ấm ăn. Khi trẻ bị sốt, cũng nấu canh đỗ xanh cho ăn, không hạ chế lượng ăn vào.
– Dùng 60 gam đỗ xanh nấu canh thật nhừ, vớt đỗ ra, cho vào đó mấy cái hoa mướp tươi, đun tiếp cho sôi để ấm ăn, có thể chống được nóng, hạ sốt.
– Dùng 30 gam đỗ xanh nấu với 9 gam ma hoàng để ăn.
Ngoài ra, những người thường có chứng đau đầu do nóng não và mắt đỏ, họng đau cũng có thể dùng vỏ hạt đỗ xanh khô là ruột gối cũng rất tốt.