Vựa bắp nếp
Sản phẩm: quả bắp ngô nếp
Hình ảnh sản phẩm
Bắp nếp
Ngô nếp hay ngô sáp, bắp nếp là giống ngô có đặc tính dính hơn ngô thông thường, do thành phần tinh bột chủ yếu là amylopectin.
Ngô luộc
Ngô luộc là cách chế biến phổ biến nhất. Cho ngô vào nồi đun sôi, cho thêm chút muối đường, luộc cho đến khi nào chín thì thưởng thức.
Chè bắp nếp
Cách nấu chè bắp nếp
Nguyên liệu: 4 trái bắp nếp, 4 muỗng canh bột bắp, gia vị muối đường.
Thực hiện:
+ Bắp nếp chọn trái còn non, bấm vào hạt thấy mềm, bóc vỏ, râu bắp, rửa sạch. Dùng dao bào nhuyễn hạt bắp ra khỏi cùi.
+ Luộc cùi bắp với 1 lít nước ở lửa vừa trong 20 phút. Sau 20 phút, vớt cùi bắp ra ngoài, cho hạt bắp bào nhuyễn vào, nấu tiếp 20 phút hoặc cho đến khi bắp mềm vừa ăn.
+ Hoà tan 4 muỗng canh bột bắp với nửa ly nước lọc. Cho chén bột bắp vào nồi chè. Đợi chè sôi thì thêm đường và muối vào, tuỳ theo sở thích mà thêm hoặc bớt đường. Nấu chè tới khi đặc sệt thì tắt bếp.
Múc chè bắp ra ly và rưới nước cốt dừa lên trên. Thưởng thức nóng hoặc ăn cùng với đá tùy thích.
Tác dụng của ngô nếp
Chống ung thư
Trong hạt ngô có chứa rất nhiều chất beta-cryptoxanthin, một loại carotenoid có tác dụng chống oxi hóa, giúp ngăn ung thư phổi hiệu quả. Những người có chế độ ăn nhiều beta-cryptoxanthin giảm được 27% nguy cơ ung thư phổi. Những người ăn thực phẩm nguyên hạt như ngô giảm được đáng kể nguy cơ ung thư vú.
Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
Bắp ngô giàu chất xơ không hòa tan là chất khiến dễ tiểu tiện. Chất xơ này cũng hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho ruột già và đổi lại vi khuẩn giúp biến chất xơ thành chuỗi axit béo ngắn (SCFA). SCFA có thể cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề ở ruột, bao gồm cả ung thư ruột kết.
Tốt cho người tiểu đường
Việc thường xuyên ăn bắp ngô sẽ giảm được nguy cơ tiểu đường tuýp 2. Những phụ nữ thường xuyên ăn ngô giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn 30% so với những người không ăn hoặc ít khi ăn. Chỉ số đường huyết của ngô thấp giúp giảm lượng đường huyết trong máu. Chất xơ cũng giúp làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn thành đường, từ đó giúp hạ thấp nồng độ đường trong máu.
Tốt cho não
Nếu cơ thể thiếu vitamin B1 sẽ gây ra tình trạng đầu óc mệt mỏi và giảm trí nhớ. Một bát ngô có thể đáp ứng được khoảng 24% lượng thiamin mà cơ thể cần mỗi ngày.
Tốt cho mắt
Chất beta-carotenoid trong bắp khi đi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A với tỷ lệ cao hơn so với những loại rau củ khác. Mà chúng ta biết rằng, Vitamin A rất cần thiết cho mắt.
Tốt cho da
Lâu nay nhiều hãng được phẩm trên thế giới đã dùng ngô để chiết xuất nhiều thành phần dinh dưỡng để chế tạo dược phẩm. Tuy nhiên, cách đơn giản là bạn có thể ăn bắp thường xuyên sẽ giúp da sáng đẹp hơn.
Tốt cho phụ nữ mang thai
Nếu thường xuyên ăn ngô sẽ không cần phải bổ sung các viên folate, nó sẽ giúp cơ thể thai nhi tổng hợp tế bào mới và khỏe mạnh.
Bảo vệ tim
Lượng vitamin B trong bắp cũng giúp làm giảm homocysteine. Nếu homocysteine tăng cao có thể phá hủy các mao mạch, từ đó mà dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Ăn một bắp ngô cũng có thể cung cấp được 19% lượng vitamin B mỗi ngày.
Giá ngô nếp
Tại thị trường phí nam hiện tại đang bán hai loại bắp chính là bắp mỹ và bắp nếp, ngô mỹ phổ biến hơn nhiều so với ngô nếp, và giá ngô mỹ cũng nhĩnh hơn giá ngô nếp một chút.
Kỹ thuật trồng bắp nếp
Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây bắp nếp cho năng suất cao
1. Dụng cụ và đất trồng
Dụng cụ
Có thể tận dụng mảnh đất trống để trồng bắp nếp. Có thể trồng được quanh năm trên đất tưới tiêu chủ động, tuy nhiên để đạt năng suất cao cần chọn thời vụ gieo trồng tránh cho bắp trỗ cờ phun râu vào các tháng quá khô, quá nóng, quá lạnh.
Đất trồng
Ngô nếp là cây ngày ngắn, sống được trên nhiều loại đất. Tuy nhiên, cây sẽ phát triển tốt và cho năng suất cao nếu được trồng trên đất thịt hay thịt pha cát, xốp, giàu hữu cơ, thoáng và giữ nước tốt, độ pH từ 5,5 – 7.
Đất được cày sâu 15 – 20cm, lớp đất mặt xốp để cây con dễ phát triển. Làm sạch cỏ.
Nên bón lót phân chuồng hoai mục, vôi rồi phơi ải từ 15 – 20 ngày trước trồng.
2. Chọn giống và trồng bắp
Hiện nay trên thị trường có nhiều giống bắp như bắp nếp nù, bắp nếp tím … Có thể chọn giống tùy thuộc vào điều kiện và sở thích.
Gieo theo hốc: 2 – 3 hạt/hốc (chỉ nên để tối đa 2 cây/hốc). Khoảng cách giữa hàng với hàng 60 – 100cm và khoảng cách cây với cây trên hàng là 20 – 40cm, tùy theo đặc tính giống.
Sau khi trồng xong, lấp lớp đất mỏng khoảng 2 – 3cm. Nếu trồng vào mùa khô, cần tưới nước để cây bắp nhanh mọc mầm.
3. Chăm sóc
Khoảng 4 – 6 ngày sau khi gieo (cây con được 1 lá) phải dặm lại những nơi cây chết hoặc không mọc. Nhổ bỏ những cây yếu.
Trong mùa nắng tưới nước 4 – 7 ngày/lần khi bắp trổ. Chỉ cần bắp bị úng một ngày là năng suất bắp giảm 30 – 50%. Mùa mưa cần tiêu nước nhanh.
Trong suốt quá trình trồng, bón phân chia thành 3 đợt cho cây bắp nếp. Đợt đầu bón sau khi trồng được 10 ngày, đợt 2 sau đó 10 ngày và đợt 3 sau 30 ngày gieo trồng. Bạn có thể bón phân urê, kali hoặc phân hữu cơ tùy thích. Nếu bón phân urê, kali phải hòa nước tưới hoặc bón xong dùng cuốc lấp kín phân để tránh việc bị cháy lá. Ngoài việc bón phân, phải kết hợp làm cỏ nhà vun xới gốc cho cây bắp.
4. Thu hoạch
Thu hoạch sau 60 – 65 ngày sau khi trồng. Nếu thu bắp tươi, thu sau phun râu 18 – 20 ngày, còn thu khô thì bẻ sau khi vỏ bắp khô.
Các công ty thu mua bắp
Hiện nay có một số công ty thu mua bắp để phục vụ cho mục đích bán xuất khẩu, bán buôn, bán lẻ. Trong đó Okfood là một trong những công ty thu mua bắp tại khu vực phía Nam.
Thông tin mua bắp nếp:
Website: www.okfood.vn
Kính mời!