Bột huyền
THÔNG TIN CHI TIẾT
Thành phần: Bột huyền nguyên chất 100%
Hướng dẫn sử dụng:
Cách pha bột huyền;
Bước 1: Cho 2 muỗn canh bột huyền vào chén, hòa tan với 3 muỗn canh nước lọc, cho 2 muỗn đường.
Bước 2: Cho nước thật sôi 100 độ C nhanh vào đầy tô, tay trộn nhanh thấy bột sến dẻo trong thì chín.
Hướng dẫn bảo quản: bảo quản nơi khô ráo thoáng mát
Hạn sử dụng: 2 năm
MÔ TẢ SẢN PHẨM
Tacca leontopetaloides (L.) Kuntze là một loài thực vật có hoa từ họ Dioscoreaceae. Nó được phân bố tự nhiên từ Tây Phi qua Đông Nam Á đến miền bắc Australia. Leontopetaloides là một loại thảo dược lâu năm với thân rễ củ, từ đó một cuống lá duy nhất, dài 60-90 cm phát sinh, mang các lưỡi lá thùy sâu bao gồm ba phân đoạn chính, mỗi phân chia tiếp theo một cách lộng lẫy; lưỡi dài khoảng 30 cm. Cụm hoa được sinh ra trên một thân cây dài, và được kết thúc bởi một số hoa nhỏ màu xanh lá cây bao quanh bởi sáu hoặc nhiều bracts mỗi khoảng 3-4 cm dài và nhiều sợi. Quả là một hình trứng, mượt mà, yel.
Cây thảo nhiều năm, không có thân, có nhiều củ tròn màu nâu. Từ củ mọc lên những lá có cuống lá dài tới 2m; phiến lá chia 3 lần; mỗi lần phiến lại mang 5-8 cặp đoạn lá hình ngọn giáo còn men theo cuống lá; các thuỳ không đều nhau. Cụm hoa trên một trục cao 0,2-0,5m, có lá bắc rộng ở ngoài, và nhiều lá bắc hình dải như sợi chỉ. Hoa xanh; 3 lá đài; 3 cánh hoa nhỏ; 6 nhị; bầu dưới, dính noãn bên. Quả không mở, chứa nhiều hạt. Ra hoa tháng 6-8.
Để trồng huyền, người ta chọn củ giống tốt giăm xuống đất cát vào đầu mùa mưa. Vài tháng sau nưa phát triển tốt. Năm tháng sau khi trồng, lá nưa rụi úa, là lúc nhổ lấy củ.
Do tính thích nghi đất đai, khí hậu, chống chịu được hạn, người trồng huyền nhẹ công chăm sóc. Người trồng huyền coi đây là công việc phụ, kiếm thêm chút đỉnh thu nhập sau cây trái chính vụ. Rất ít người trồng huyền trên đất ruộng, mà chỉ xen chút ít vào vườn sẵn có, diện tích manh mún ven triền núi, bởi chu kỳ sinh trưởng dài ngày và thời vụ thu hoạch tốn nhiều nhân công.
Cư dân núi Két, núi Dài nhỏ, núi Trà Sư, núi cấm… nói cây huyền giống như cây ngải, do có nét sinh trưởng tương tự. Cho nên, người có vườn trồng xen huyền đều biết cách thức chế biến, bán bột sẽ cho thu nhập tăng thêm, còn bán nguyên củ thô lợi nhuận không nhiều. “Bào chế củ huyền lấy bột cực công lắm, giống như nghề mần bún gạo. Mặc dù nghề truyền thống thiệt, nhưng bây giờ số người còn làm cũng thưa dần. Từ chỗ đó, nói đến trồng nưa thì phải đề cập thu hoạch củ, chế biến lấy tinh bột… như dây chuyền sản xuất nghề thủ công.
Bột huyền được nhiều người biết đến, ngay cả dưới đồng bằng cũng ưa thích. Bởi lẽ, loại nông sản độc đáo của núi rừng và thuộc dạng quý hiếm nên càng có nhiều người tìm hiểu. Từ bột huyền, có thể chế biến thêm nhiều loại món ăn và thức uống bổ dưỡng cơ thể, trị các chứng bệnh thông thường, đặc sản được nhiều du khách tìm mua.
Mùa vụ
Thông thường, vào cuối tháng 4 âm lịch, những cơn mưa đầu mùa làm đất tơi xốp cũng là lúc người dân chuẩn bị đào lỗ, bỏ củ xuống trồng, cây huyền bắt đầu nở bụi và phát triển rậm rạp. Sau hơn 6 tháng, đến mùa khô là bắt đầu thu hoạch củ.
Nếu trồng được 4 công củ nưa, vào vụ thu hoạch khoảng trên 5 tấn. Từ những công dụng đơn giản, bột huyền ngày càng có nhiều người ưa chuộng và được trồng rộng rãi khắp vườn đồi, vườn rừng.
Nông sản xứ núi thường lệ thuộc vào thời tiết, củ huyền cũng không ngoại lệ. Trồng huyền từ lúc bắt đầu mùa mưa và thu hoạch khi mùa mưa kết thúc. Chu kỳ sinh trưởng từ 7 – 8 tháng, năng suất khá cao và kết quả lấy bột cũng nhiều hơn. Củ huyền thuộc loài hoang dã, thích đất pha cát, chịu hạn khá tốt. Còn nước tưới thì tập trung lúc xuống giống, cây lên xanh là được. Nhờ vậy, bà con xen vườn cây ăn trái, vườn trồng cây rừng.
Cây huyền là một loại cây có củ, tự mọc như cỏ dại dưới tán rừng. Cây xanh tốt vào mùa mưa và tàn lụi vào mùa nắng. Từ xa xưa, người dân An Giang đã phát hiện loài này. Họ lấy củ để nấu ăn thử thì thấy có độ dẻo như khoai cao nhưng hậu đắng. Nhiều người dùng củ này xay lấy bột để làm bánh hoặc nấu chè thì ăn rất ngon và mát.
Công dụng
Củ huyền có thể cán bột, ăn mát, chắc dạ, trị các bệnh đường ruột hiệu quả. Ngoài ra, còn có thể pha nước uống đặc trị đau bao tử và một số bệnh đường ruột, như: Kiết lỵ, táo bón… Dân gian dùng bột củ quấy sống với nước chín để nguội uống chữa đi tiểu ra máu.
Dân gian còn có thể dùng bột khoai huyền để làm các loại bánh, nấu chè rất thơm ngon.
Về mặt y học, người Hawaii sớm ăn củ sống để điều trị các bệnh về dạ dày. Trộn lẫn với nước và đất sét đỏ, cây được tiêu thụ để điều trị tiêu chảy và kiết lỵ. Sự kết hợp này cũng được sử dụng để ngăn chặn xuất huyết nội bộ trong dạ dày và đại tràng và áp dụng cho các vết thương để ngừng chảy máu.
Phân bố
Cây huyền mọc hoang một số nơi từ Mũi Né (Bình Thuận) đến Vũng Tàu, Thủ Đức cho đến Núi Cấm (An Giang). Cây cùng được trồng để lấy củ. Củ nặng tới 600g chứa chất thịt màu trắng, dùng chế bột.
Tháng 11 âm lịch, cư dân ven chân núi Két, núi Dài nhỏ, núi Trà Sư… bắt đầu thu hoạch nhiều loại củ và quả thuộc đặc thù vùng cao, chẳng hạn như củ huyền có hình dạng giống như củ khoai tây. Đây là một loại nông sản độc đáo, vừa dùng ăn chơi, vừa làm thuốc trị bệnh thông thường, đang là đặc sản vùng Bảy Núi.
Cách chế biến
Các củ đã được bào, ngâm trong nước ngọt, và rửa sạch nhiều lần để loại bỏ vị đắng. Cuối cùng, chất tinh bột được sấy khô như bột.
Công đoạn làm bột huyền không khó, nhưng phải rất kỹ lưỡng nếu không bột sẽ bị đắng. Sau khi thu hoạch củ xong, công việc đầu tiên là gọt vỏ bên ngoài, rửa sạch. Dùng máy xay nhuyễn, kế tiếp đổ nước khuấy đều rồi dùng vải the lược, tẻ qua 3 – 4 bận cho giảm vị đắng, lấy đem ra phơi 3 nắng thì thành bột”. Với những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề thì có những “bí quyết” riêng để tránh bột bị đắng và có mùi. “Muốn có mẻ bột chất lượng, trắng và thơm thì quan trọng là khâu tẻ nước để vị đắng tan dần. Còn nếu phơi vào những hôm không đặng nắng, mưa bất chợt thì cách tốt nhất là đem bột bỏ vào nước lạnh, sau đó đem phơi lại. Tránh trường hợp để lâu, gặp gió bột sẽ dễ bị có mùi”, thông thường cứ 5kg củ huyền sẽ cho ra 1kg bột tinh.
Khác với các loại quả, củ khác, bà con coi củ huyền như loại dược liệu, sản lượng ít nên càng quý hiếm nữa. Đa số người sản xuất và chế biến bột huyền vẫn tuân thủ thủ công và chỉ đưa máy móc vào vài công đoạn để đảm bảo hương vị nguyên gốc và chất lượng củ huyền vốn có. Nhiều bà con làm nghề cho rằng, đây cũng là nét độc đáo của loại “nông sản sạch”, gần gũi với núi rừng, một xu hướng mới người tiêu dùng đòi hỏi cần phải có.
Hiện Okfood đang nghiên cứu thực trạng canh tác, khai thác, sử dụng bột huyền và xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường cho các sản phẩm từ cây huyền miền Tây; nghiên cứu sản xuất bột từ củ huyền và đánh giá khả năng dùng bột làm tá dược trong sản xuất dược phẩm; nghiên cứu sản xuất tinh bột biến tính từ tinh bột; nghiên cứu khả năng sử dụng thân, lá cây; nghiên cứu đa dạng các sản phẩm truyền thống từ bột củ huyền kết hợp phát triển du lịch tại địa phương theo định hướng người tiêu dùng…
Thông tin mua hàng:
Website: www.okfood.vn
Hotline: 0938451796
Kính mời!