Củ kiệu mua ở đâu
Sản phẩm: Củ kiệu
Hình củ kiệu
Củ kiệu bán ở đâu
BÁN CỦ KIỆU GIAO HÀNG SIÊU TỐC TẠI TPHCM, SHIP TOÀN QUỐC TỪ 2KG TRỞ LÊN
Giá củ kiệu:
TÊN HÀNG (LOẠI) | SIZE | GIÁ (NGHÌN ĐỒNG/KG) |
Củ kiệu L1 chưa lột vỏ | lớn | 120.000 |
Củ kiệu L1 lột vỏ sẵn | lớn | 200.000 |
Củ kiệu L2 chưa lột vỏ | vừa | 110.000 |
Củ kiệu L2 lột vỏ sẵn | vừa | 190.000 |
Xem thêm:
+ Củ lùn
+ Củ hủ dừa
+ Củ sen tươi
MÔ TẢ CHUNG
Củ kiệu
Củ có màu trắng, hình tròn hoặc tròn dài giống củ hành nhưng thường nhỏ hơn, củ có nhiều vảy mỏng bọc bên ngoài. Ngoài tên gọi là củ kiệu còn có tên gọi khác tiểu toán, tiểu căn toán, dã toán, đại đầu thái tử, hỏa thông…
Củ kiệu là củ của cây kiệu, là cây thảo nhỏ thuộc họ hành, có thân hành màu trắng, hình trái xoan thuôn. Lá mọc ở gốc, hình dải hẹp, nửa hình trụ, dài 15 – 60cm, rộng 1,5 – 4mm. Cụm hoa kiệu hình tán kép trên một cuống hoa dài 15 – 60cm, mang 6 – 30 tán hoa màu hồng hay màu tím.
Vì sao gọi là củ kiệu ?
Củ kiệu có thể truy nguyên về tận thời Hùng Vương. Tục truyền, khi vua Hùng đi săn đã dừng chân ở núi Lạn. Vua truyền nướng thịt thú rừng săn được để làm đồ ăn, các Mỵ Nương đi tìm rau và một nàng kiếm được loại cỏ thơm, liền cho vào ống nứa với thịt chim, đem nướng khiến thức ăn dậy hương thơm đặc biệt. Do nàng Mỵ Nương có tên Kiệu đã tìm ra nên củ của loại cỏ này được gọi là củ kiệu.
Cây kiệu được trồng khắp nơi, nhân dân thường trồng để lấy củ kiệu ăn tết, dùng lá làm gia vị như một loại rau thơm. Ngoài được dùng để làm thức ăn củ kiệu còn dùng làm thuốc phòng chữa nhiều bệnh.
Củ kiệu trồng ở đâu
Từ lâu, củ kiệu Bình Định nổi tiếng được khách hàng khắp cả nước ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon, giòn. Kiệu Tết ở huyện Phù Mỹ được trồng từ tháng 7 âm lịch đến tháng 12 âm lịch là thu hoạch phục vụ nhu cầu thực phẩm tết cổ truyền của dân tộc. Hàng năm, vựa kiệu lớn nhất miền Trung này cung cấp hàng trăm tấn kiệu củ tiêu thụ khắp cả nước dịp Tết.
Củ kiệu bảo quản
Cũng giống như dưa hành, củ kiệu có thể giữ được lâu nếu thực hiện bí quyết sau đây:
Khi cắt gốc, nhớ không cắt vào phần củ. Sau khi rửa để củ thật ráo nước. Đun sôi thật kỹ nước ngâm. Lượng muối vừa đủ, không quá nhạt thì sẽ để được lâu và không nổi váng trên bề mặt. Có thể mang ra phơi nắng, như thế sẽ giòn và bảo quản được lâu hơn.
Củ kiệu có tác dụng gì
Củ kiệu thường được muối dưa chua tương tự như cách muối dưa hành, dùng ăn kèm với thịt mỡ hoặc tước nhỏ trộn với bắp cải, thịt gà.
Lá kiệu có thể quấn, ướp thịt để làm món thịt nướng. Ngoài ra cũng thường thấy lá kiệu được ăn sống hoặc gia vào nồi lẩu như một loại rau thơm.
Củ kiệu còn được sử dụng làm thuốc. Kiệu có vị cây đắng tính ấm, làm ấm bụng, tán khí kết, khỏi đầy hơi, bổ thận khí, mạnh dương, còn có tác dụng lợi tiểu, chữa chứng bệnh đái dắt, nếu ăn đều thì chịu được rét lạnh, bổ khí, điều hòa nội tạng cho béo khỏe.
Củ kiệu trị bệnh gì
Xích bạch lỵ: Củ kiệu một nắm nấu cháo ăn.
Sản phụ bị kiết lỵ: Củ kiệu xào với bồ dục lợn ăn vài ngày.
Bỗng nhiên ngã hôn mê, hoặc ngủ trúng gió bất tỉnh: Kiệu giã vắt nước cốt, nhỏ vào mũi.
Bổ khí, điều hòa nội tạng làm béo khỏe chịu rét: Hằng ngày ăn 15-20g kiệu muối với cơm.
Sang lở, chứng gặp nước thì sưng đỏ ngứa tay chân: Kiệu giã nát, xào nóng đắp vào chỗ ngứa.
Sản phụ bị kiết lỵ: Để điều trị trường hợp này, bạn tiến hành lấy củ kiệu tươi đem xào với bầu dục lợn, ăn trong 5 ngày.
Bổ khí, điều hòa nội tạng tăng cường sức đề kháng khi thời tiết lạnh: Hằng ngày ăn 15-20g kiệu muối với cơm.
Chữa sưng đau cơ khớp: Củ kiệu 20g giã nát hòa với giấm, đảo đều hâm nóng, sau đó lấy đắp lên chỗ sưng đau liên tục trong vòng 3 ngày.
Hỗ trợ điều trị những trường hợp bị ung thu: Ung thư phổi, ung thư dạ dày: Kiệu 60g, bán hạ 10g, chỉ thực 10g, sinh khương 10g, qua lâu 10g. Sắc uống ngày một thang.
Ung thư tuyến vú: sử dụng kiệu 15g, qua lâu 1g, hương nhu 10g, mộc dược 10g, cam thảo 10g, sắc hoặc tán bột uống với ít rượu ngày một thang.
Chữa tức ngực khó thở: 15g củ kiệu giã nát, thêm gia vị và nước trộn với 1 bát cháo gạo kê, thêm ít dầu vừng, dùng để ăn vào buổi sáng và tối liên tục trong vòng 7 ngày.
Phụ nữ có thai bị lạnh đau bụng: Củ kiệu 32g, đương quy 8g, đem sắc với 300ml còn 100ml, uống thuốc còn ấm, ngày uống hai lần vào buổi sáng và tối uống trong 2 ngày.
Điều trị bỏng nhẹ, chưa trợt da: Củ kiệu lột vỏ ngoải, rửa sạch và giã ná, trộn với mật ong, sau đó đắp lên vết thương. Tiến hành đắp 3 lần/ngày, nên rữa sạch phần da bỏng trước khi đắp.
Trị chứng hay bị nôn khan: Củ kiệu 1 nắm, nước 500ml đem sắc còn 250ml, uống ngày 3 lần sáng, trưa, tối, uống lúc thuốc còn ấm, nếu nguội cần hâm lại để uống, uống trước bữa ăn liên tục trong vòng 3 ngày.
Chữa viêm mũi mạn tính: Củ kiệu 9g, tân di hoa 6g, mộc qua 9g, ba vị rửa sạch đem nấu nước uống trong ngày. Mỗi liệu trình uống trong 7 ngày. Nếu vào mùa đông, thì bạn sử dụng chúng liên tục trong vòng 10 ngày, sau đó nghỉ một tuần và tiếp tục dùng lại.
Thông dương, tán huyết, tức thở, khí trễ đờm tắc có khi đau ra sau lưng: Kiệu 10g, qua ủy 15g, rượu 500ml, 2 thứ làm sạch, qua ủy hấp mềm thái lát, kiệu luộc chín. Cho 2 thứ vào túi lụa ngâm vào rượu, dể yên trong vòng 1 tuần là sử dụng được, tiến hành uống 2 lần/ngày, khi sử dụng nên hòa cùng 20ml nước đun sôi để nguội.
Cách làm củ kiệu
Củ kiệu muối chua ngọt
Làm củ kiệu chua ngọt theo các bước sau:
1. Tiến hành ngâm kiệu với nước có pha chút muối hột trong khoảng 12 tiếng. Sau đó xả cho thật sạch.
2. Tiếp theo pha ít nước phèn chua ngâm kiệu đã xả, rồi đem xoong kiệu phơi một nắng. Sau đó xả cho thật sạch. Tiếp theo rải củ kiệu ra rổ hay mặt khay, tiếp tục phơi 1 nắng cho thật ráo.
3. Tiến hành cắt ngọn và rễ, rồi lột vỏ. Sau đó rửa với nước cho thật sạch bụi rồi để cho ráo nước.
4. Lấy 1 cái bát giấm và cho một vài củ kiệu vào rồi rửa kiệu với giấm, sau đó vớt ra để khô. Tương tự ta sẽ làm lần lượt các củ kiệu còn lại. Sau đó ta cho củ kiệu vào cái thố lớn rồi ướp một với 1 lớp đường + 1 lớp kiệu + 1 lớp đường + 1 lớp kiệu và cứ thế cho đến hết, đậy lại rồi lâu lâu đảo cho thật đều cho đến khi kiệu ra nước và tự lên men. Chỉ cần đợi khoảng 2 ngày sau là kiệu sẽ có nước và đường sẽ tan hết.
5. Cho kiệu vào lọ thủy tinh có nắp đậy thật chặt không cho không khí vào. Chỉ cần đợi khoảng 2 tuần là dưa kiệu sẽ chua và có thể ăn được.
Nếu muốn ăn nhanh hơn thì làm theo công thức sau: nấu 600 ml giấm với 250g đường, rồi để thật nguội cho vào lọ kiệu, sau đó đợi khoảng 7 đến 10 ngày là có thể ăn được, nhưng còn tùy độ chua của nước giấm đường.
Chú ý: Giấm và đường cần phải nêm nếm sao cho hòa quyện với nhau. Với cá nhân mình thì mình thường dùng giấm nuôi, ít khi dùng giấm gạo vì thế độ chua vừa phải, còn giấm gạo để lâu thì dưa kiệu sẽ bị vàng.
Củ kiệu tôm khô
Nguyên liệu để làm món tôm khô củ kiệu cho 2-3 người ăn: Tôm khô, củ kiệu ngâm chua, trứng bắc thảo.
Bước 1: Sơ chế
+ Tôm khô rửa sạch
+ Củ kiệu vớt ra để ráo
Bước 2: Thực hiện
+ Ngâm tôm đã rửa sạch với nước đã ngâm củ kiệu, ngâm cho tới khi tôm mềm thì vớt ra.
+ Trứng bắc thảo đem luộc khoảng 15-20 phút cho trứng chín.
+ Khi trứng chín, bạn sắt trứng thành từng miếng sao cho đẹp mắt.
+ Dùng một chiếc đĩa, xếp tôm, củ kiệu và trứng bắc thảo vào sau đó thưởng thức.
Cách làm củ kiệu dưa món
Nguyên liệu: 2 củ cà rốt, nửa quả đu đủ xanh, 2 củ cải, bạn có thể thêm su hào, 1 bát nước mắm ngon, 1 bát đường cát trắng, 1 thìa cà phê muối, hành hương, ớt trái, củ kiệu, lọ thủy tinh, vài cây tre gọt nhỏ.
Thực hiện:
+ Đu đu, cà rốt, củ cải cạo vỏ, ớt trái rửa sạch. Hành hương bóc vỏ. Ngâm đu đủ, cà rốt, củ cải, hành hương, ớt vào trong thau nước lạnh. Có thể thêm su hào hay rau củ gì bạn thích.
+ Dùng dao thái đu đủ, cà rốt, củ cải thành miếng nhỏ vừa ăn. Hòa tan khoảng 2 lít nước với 1 thìa cà phê muối, ngâm đu đủ, cà rốt, củ cải, hành hương, ớt, củ kiệu tươi thì rửa sạch ngâm chung vào hỗn hợp trên. Ngâm hỗn hợp rau củ qua đêm với nước muối pha loãng.
+ Hôm sau đổ ra rổ cho ráo nước, dùng khăn sạch hay giấy lau thật khô rau củ. Đổ ra mâm đêm phơi nắng 1 ngày cho héo.
+ Hòa chung đường với nước mắm, để lên bếp, đun lửa nhỏ tầm 10 phút để hỗn hợp đường tan, đặc lại.
+ Để nước mắm nguội, hớt bọt nước mắm cho sạch.
+ Rau củ rau khi sấy khô, để vào lọ thủy tinh đã tráng sạch, và lau khô.
+ Đổ từ từ nước mắm vào, sao nước mắm ngập rau củ, dùng thanh tre đè xuống để rau củ không bị nổi lên bề mặt.
Để nơi thoáng khoảng 6 đến 8 ngày là dùng được.
Củ kiệu xào thịt
Nguyên liệu: Củ kiệu: 500 gram, thịt bò: 200 gram, cà rốt: 1 củ, tỏi, bột nêm, nước tương, đường, dầu ăn.
Thực hiện:
+ Củ kiệu bỏ rễ, lá, lột bớt vỏ lụa bên ngoài. Rửa kiệu với nước cho sạch, để ráo. Dùng dao đập cho kiệu dập dập.
+ Thịt bò thái mỏng, ướp với 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê nước tương, 1 ít bột nêm và tiêu, tỏi bằm nhuyễn. Cho thịt bò vào tủ lạnh khoảng 30 phút cho thịt mềm.
+ Cà rốt xắt sợi.
+ Bắc chảo nóng, cho dầu ăn vào, trút thịt bò đã ướp vào chảo, đảo nhanh tay với lửa lớn. Thịt chín tái, trút ra đĩa.
+ Tiếp tục cho 1 ít dầu ăn vào chảo, trút kiệu và cà rốt vào xào chung, nêm thêm ít bột nêm. Khi kiệu chín, nước khô lại ta tiếp tục trút thịt bò vào, xào sơ và tắt bếp.
+ Trút kiệu ra đĩa, rắc thêm tiêu.
Món củ kiệu xào thịt bò chấm cùng nước tương, ăn kèm với cơm trắng, sẽ rất ngon.
Củ kiệu giá bao nhiêu
Củ kiệu có thể mua dưới dạng còn nguyên chưa lột hoặc dạng lột sạch sẵn, phần lớn khách hàng chỉ có thể mua củ kiệu vào dịp tết, nhưng tại Okfood khách hàng có thể mua củ kiệu quanh năm dạng chưa lột và lột sẵn, giá được cập nhật trên website www.okfood.vn
Địa chỉ mua củ kiệu:
Website: www.okfood.vn
Hotline: 0938 451 796(facebook, zalo)
Email: [email protected]
Trân trọng !